Bay mái tôn hay bị tốc mái tôn gây nhiều ảnh hưởng tới con người, bao gồm người sử dụng căn nhà đó, và nếu không may mái tôn bay trúng người hoặc tài sản thì sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Nhất là đối với mùa mưa bão, thì việc gia cố mái tôn cần phải quan tâm nhiều. Khi có gió lớn hoặc có bão vào, thì việc mái tôn bị tốc mái sẽ rất dễ xảy ra nếu chúng ta không quan tâm tới việc giằng chống mái tôn. Hãy cùng Nam Phong xem qua một số giải pháp chống bay mái tôn hiệu quả ngay bên dưới.
Những nguyên nhân làm bay mái tôn?
- Do tác động của thiên nhiên: Gió bão, mưa đá, lốc xoáy,…
- Thi công mái tôn không đúng kỹ thuật khiến mái tôn bị hở, lỏng, dễ bị bay trong gió bão.
- Thiết kế mái không hợp lý: độ dốc quá thấp, không có thanh xà gồ để cố định, hoặc có nhiều mối nối hở
- Sử dụng mái tôn giả, hàng nhái, kém chất lượng, độ dày mỏng, dễ gỉ sét.
- Cây cối xung quanh nhà cao lớn, có thể đổ gãy trong mưa bão, va đập vào mái tôn và làm hỏng mái.
- Lắp đặt các thiết bị trên mái tôn như ăng-ten, bảng quảng cáo mà không được gia cố chắc chắn cũng có thể bị gió thổi bay, ảnh hưởng đến mái tôn.
Tác hại khi bị gió bão tốc mái tôn
- Mái tôn bị tốc bay có thể va đập vào người gây thương tích, thậm chí tử vong.
- Làm hư hỏng nhà cửa, đồ đạc, phương tiện giao thông trong nhà.
- Tốc mái tôn có thể làm đứt dây điện gây mất điện, gây mất mỹ quan khu phố, khu vực.
- Chi phí sửa chữa nhà cửa, đồ đạc, mua sắm vật dụng mới sau khi bị hư hỏng do bão gây ra rất tốn kém.
- Mái tôn bay đi và va chạm vào các thiết bị điện gây cháy nổ.
- Rơi xuống đường, gây cản trở giao thông và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người tham gia giao thông.
- Mái tôn bị tốc có thể rơi xuống các nguồn nước, sông suối gây ô nhiễm môi trường.
Cách giằng chống bão mái tôn hiệu quả
- Lắp đặt nẹp chống bão mái tôn theo chiều ngang của mái nhà, cách nhau 1,5 – 2m. Cố định nẹp bằng vít cường độ cao hoặc dây thép Ø2mm (có thể sử dụng nẹp gỗ, thanh sắt, hoặc thanh tre)
- Sử dụng thép hoặc dây cáp để giằng xà gồ vào dầm hoặc cột nhà. Đảm bảo giằng chắc chắn để chống xà gồ bị bay.
- Sử dụng thanh kim loại hoặc ván gỗ để che chắn các góc mái. Cố định các thanh hoặc ván bằng vít hoặc bu lông.
- Nên sử dụng tấm lợp có độ dày tối thiểu 0,4mm – 0,5mm cho khu vực thường xuyên có gió bão.
- Lắp đặt các tấm che chắn gió ở các khe hở, cửa sổ, cửa ra vào.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa mái tôn định kỳ.
- Sử dụng dây cáp để neo mái tôn xuống nền móng.
- Trồng cây xanh xung quanh nhà để giảm sức gió.
Những lưu ý khi gia cố chống bay mái tôn
- Sử dụng tôn lợp có độ dày phù hợp với điều kiện thời tiết khu vực.
- Chọn các loại ốc vít, ke, nẹp chống bão bằng chất liệu chống gỉ, có độ bền cao.
- Đảm bảo hệ thống khung kèo mái tôn chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt. Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận khung kèo bị hư hỏng.
- Làm theo hướng dẫn thi công của nhà sản xuất vật liệu. Đảm bảo các mối liên kết giữa các bộ phận được chặt chẽ, chắc chắn.
- Nên thuê thợ gia cố mái tôn có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng thi công.
- Nếu tự thi công cần sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động trên cao, cẩn thận khi di chuyển trên mái tôn.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng mái tôn định kỳ, đặc biệt là sau mỗi mùa mưa bão.
- Vệ sinh sạch sẽ máng xối, thoát nước để tránh tình trạng ứ đọng nước gây nặng mái.
==> Tham khảo thêm nên lợp tôn dày bao nhiêu
Hãy liên hệ với Xây Dựng Nam Phong để được tư vấn, thi công mái tôn, gia công cơ khí xây dựng giá rẻ ngay hôm nay nhé. Liên hệ với công ty Xây Dựng Nam Phong qua thông tin bên dưới:
Công Ty TNHH TMDV Tư Vấn Xây Dựng Nam Phong
Địa chỉ: 347, Tổ 8, KP Tân Phước, Tân Bình, TP Dĩ An, Bình Dương.
Mã số thuế: 3702539863
CN1: 496 Dương Quảng Hàm, Phường 6, Quận Gò Vấp, TPHCM.
CN2: A1/32 Đường Phùng Hưng, Ấp 8, An Phước, Long Thành, Đồng Nai.
CN3: 709B Đỗ Xuân Hợp, Phường Phú Hữu, Thành Phố Thủ Đức, TPHCM.
Điện thoại: 0908 099 836 – 0972 989 379.
Zalo: 0908 099 836 – Email: namphongxd.ltd@gmail.com
Website: https://namphongbuild.com